tin tức xe tải

Danh mục

keyboard_arrow_down

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ ĐỘNG CƠ 4 KỲ DÙNG TRONG XE TẢI

06/08/2022

Hệ thống đốt trong động cơ xe tải là bộ phận vô cùng quan trọng, động cơ có hoạt động ổn định thì xe tải mới vận hành được an toàn. Trong công nghệ hệ thống khí đốt, động cơ 4 kỳ xe tải được xem là một bước tiến mới ra đời ở thế kỷ 20. Động cơ 4 kỳ được ứng dụng hầu hết trong các động cơ xe tải. Vậy chúng có đặc điểm gì và cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động ra sao, cùng Hino Đại Phát Tín tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vài nét về động cơ 4 kỳ của xe tải

Động cơ xe tải 4 kỳ gồm có 4 hành trình riêng biệt bao gồm: nạp, nén, nổ, xả thực hiện khi piston dịch chuyển lên xuống trong quá trình làm việc. Sử dụng động cơ 4 đối với xe tải giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, tăng tuổi thọ động cơ, giảm lượng khí thải ra môi trường.

 

Không những thế, chúng còn có khả năng hoạt động với momen và công suất lớn. Cấu trúc của loại động cơ 4 kỳ này khá phức tạp, khó chế tạo và giá thành cũng cao hơn so với các loại động cơ 2 kỳ. Ngoài ra, khi sử dụng động cơ 4 kỳ thường phải trang bị thêm nhiều thiết bị khác.

Với những ưu điểm hiện có của động cơ này, chúng đã trở thành loại động cơ phổ biến được áp dụng trên hầu hết các ô tô, xe tải. Hiện nay, động cơ 4 kỳ xe tải có hai loại: là động cơ 4 kỳ về diesel và động cơ 4 kỳ động cơ xăng. 

Cấu tạo của động cơ 4 kỳ dùng trong xe tải

Động cơ 4 kỳ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau tạo nên một hệ thống động cơ hoạt động ổn định. Nhiều bộ phận khác nhau tạo nên khối động cơ 4 kỳ, những bộ phận quan trọng không thể thiếu có thể kể đến gồm: 

- Piston: Trong hệ thống động cơ 4 kỳ xe tải, piston được sử dụng với vai trò giúp chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu được đốt cháy và giãn nở trong buồng đốt. Nhiên liệu sẽ được đưa tới trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston được bố trí bên trong động cơ, ở giữa piston và xylanh được bố trí các vòng séc măng. 

 

- Trục khuỷu: giúp Piston chuyển sang chuyển động tròn thay vì chuyển động tịnh tiến.

- Thanh truyền: như đã trình bày trên, thanh truyền giúp chuyển dao động đến trục khuỷu từ Piston.

- Đối trọng: Trong quá trình lắp ráp các bộ phận lại với nhau không được cân bằng một cách chính xác thì đối trọng được đặt trên trục khuỷu với mục đích làm giảm sự rung động được sinh ra.

- Xupap nạp và xupap xả: Bộ phận này được ví như những cái van. Nó sẽ tự động mở ra cho hòa khí đi vào cũng như mở cho khí thải đi ra.

- Bugi: Bộ phận này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ.

Cấu tạo chung của động cơ cơ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận trong hệ thống động cơ 4 kỳ xe tải đều mang chức năng nhiệm vụ khác nhau. 

Tham khảo thêm: Cấu tạo động cơ xe tải Hino 300 Series  

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ xe tải

Sau khi tìm hiểu những bộ phận chính trong cấu tạo hệ thống thì cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của loại động cơ 4 kỳ này để biết được tại sao chúng lại được sử dụng rộng rãi trong hệ thống xe tải. 

Kỳ 1: Piston di chuyển từ điểm chết trên xuống tới điểm chết dưới. Lúc này xupap nạp sẽ được mở ra để dẫn hòa khí đi vào buồng đốt trong khi đó xupap xả sẽ đóng lại. Đồng thời trục khuỷu sẽ quay 180 độ.

 

Kỳ 2: Piston di chuyển từ điểm chết dưới đến điểm chết trên để đóng hòa khí lại. Cả hai Xupap sẽ cùng đóng lúc này. Trục khuỷu vẫn quay 180 độ.

Kỳ 3: Bugi lúc này sẽ là nhiệm vụ đánh lửa để đốt cháy hòa khí, cung cấp năng lượng cho piston. Lúc này khi có năng lượng Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Cả Xupap nạp và xả đều đóng. Trục khuỷu vẫn quay 180 độ.

Kỳ 4: Lúc này Piston sẽ di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Xupap nạp sẽ mở ra để lượng khí thải được thoát ra ngoài. Xupap nạp vẫn đóng. Thanh truyền sẽ quay góc 180 độ.

Tham khảo thêm: Thùng xe tải Hino được làm bằng chất liệu gì và những điều cần biết 

Phân biệt động cơ 4 kỳ về diesel và động cơ 4 kỳ động cơ xăng

Như đã nói trên, động cơ 4 kỳ được phân thành hai loại, động cơ diesel và động cơ xăng. Cùng tìm hiểu điểm khác nhau giữa trong hành trình của hai loại động cơ này ngay trong phần dưới đây.


Động cơ xăng

Động cơ diesel

Kỳ nạp

Nạp hỗn hợp không khí và nhiên liệu

Chỉ nạp không khí

Kỳ nén

Piston nén hỗn hợp không khí nhiên liệu

Piston nén không khí đạt được nhiệt độ và áp suất cao

Kỳ nổ

Bugi đốt cháy hỗn hợp nén

Nhiên liệu phun với áp suất cao và bị đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí

Kỳ thải

Lực Piston đẩy khí ra khỏi xy-lanh

Lực Piston đẩy khí ra khỏi xy-lanh

Điều tiết công suất

Điều khiển lượng hỗn hợp không khí, nhiên liệu cung cấp

Điều khiển lượng nhiên liệu phun

 

Đối với xe tải, thường sử dụng hệ thống động cơ 4 kỳ diesel, hệ thống động cơ này được đánh giá mang nhiều ưu điểm hơn, những ưu điểm được kể đến như sau:

- Động cơ sử dụng nhiên liệu diesel có hiệu suất động cơ cao hơn với giá thành rẻ hơn.

- Tiết kiệm nhiên liệu hơn so với việc sử dụng động cơ xăng.

- Do bốc cháy ở nhiệt độ thường nên động cơ này ít gây nguy hiểm hơn.

- Động cơ bằng diesel có thể chịu tải tốt hơn và ít hư hỏng vặt

Tuy nhiên, loại động cơ này cũng có một số nhược điểm có thể để đến dưới đây, các bác tài cần lưu ý để giúp xe tải vận hành an toàn hơn:

- Khối lượng của động cơ diesel nặng hơn so với động cơ xăng

- Giá cả cao hơn do yêu cầu các loại thiết bị tốt

- Nếu hỏng thì phí sửa chữa sẽ cao và tốn kém hơn

- Tốc độ động cơ Diesel không nhanh bằng tốc độ động cơ xăng.

Tham khảo thêm: 8 thủ thuật lái xe tải Hino để tiết kiệm nhiên liệu 


Chính vì yêu cầu hệ thống động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu khi di chuyển hàng hóa nên động cơ 4 kỳ diesel thường được sử dụng trong hệ thống động cơ xe tải. Trên đây là những thông tin đặc điểm về động cơ 4 kỳ của xe tải cũng như những điểm khác nhau của động cơ xăng và động cơ diesel. Hi vọng có thể giúp các bác tài trang bị thêm nhiều kiến thức về xe tải, để được tư vấn và hỗ trợ về các dòng xe tải HIno quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0911.432.772.