tin tức xe tải

Danh mục

keyboard_arrow_down

Xe nhập khẩu CKD là gì? Các loại xe CKD, CBU, SKD là gì?

25/11/2022

Đã bao giờ bạn thắc mắc khi đọc thông tin một sản phẩm được nhập khẩu CKD, CBU, SKD nhưng lại không hiểu những thông số này có ý nghĩa là gì chưa? Mỗi thông số đều mang ý nghĩa nhất định, để giải đáp ý nghĩa các loại xe CKD, CBU, SKD là gì? Cùng Đại Phát Tín tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Xe nhập khẩu CKD là gì?

Đầu tiên cùng tìm hiểu về khái niệm xe nhập khẩu CKD là gì? Nếu bạn đã nghe đến cụm từ “Xe được lắp ráp trong nước bằng 100% linh kiện nhập khẩu” thì cụm từ này đã miêu tả ngắn gọn ý nghĩa của xe nhập khẩu CKD. 

CKD được viết tắt của cụm từ Completely Knocked Down, dòng xe được lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu. Thông thường, các hãng xe có nhà máy ở Việt Nam đều nhập khẩu linh kiện và tiến hành lắp ráp, tạo thành chiếc xe hoàn chỉnh. 

Hiện nay, đa số các dòng xe Hino thuộc dòng xe nhập khẩu 3 cục CKD. Cụ thể, các dòng xe này đều được nhập khẩu linh kiện từ Nhật Bản và được lắp ráp tại nhà máy Hino Motors Việt Nam.

Xe mã SKD có ý nghĩa là gì?

Các loại xe SKD được hiểu ngắn gọn là “xe được lắp ráp sử dụng linh kiện được sản xuất trong nước”. Khác với các dòng xe CKD, xe SKD cũng được lắp ráp trong nước nhưng một số linh kiện được thay thế bằng linh kiện của nước được lắp ráp, chứ không hẳn là nhập khẩu hoàn toàn. 

SKD được viết tắt từ cụm từ Semi-Knocked Down. Khái niệm của các dòng xe mã SKD được định nghĩa như sau: là dòng xe được lắp ráp trong nước nhưng có một số linh kiện đã được nội địa hóa.

Xe mã CBU có ý nghĩa gì?

Nếu bạn đã nghe đến cụm từ “xe được nhập khẩu nguyên chiếc?” thì đích thị dùng để chỉ những dòng xe CBU. Những thương hiệu không có nhà máy tại Việt Nam thường sẽ nhập khẩu nguyên chiếc các dòng xe về để kinh doanh.

Từ CBU là từ viết tắt của cụm từ Completely Built-Up được hiểu là dòng xe được sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc trực tiếp về nước tiêu thụ. Ví dụ, đối với xe tải Hino Dutro hiện tại cũng là dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.

Điểm khác nhau của các dòng xe CKD, CBU, SKD là gì?

Với những thông tin trên, các bác tài có thể thấy được điểm khác nhau giữa các dòng xe CKD, CBU, SKD. Chủ yếu những điểm khác nhau này đều được quy về khâu sản xuất sử dụng linh kiện của các dòng xe. 

Tuy nhiên, đối với hai loại xe là CKD và CBU do sử dụng cùng loại linh kiện nên điểm khác nhau chủ yếu là về yếu tố kỹ thuật, tay nghề công nhân, chất lượng nhà máy,...Ngoài ra, hai loại xe này còn khác nhau đặc biệt về thuế nhập khẩu. Trong khi thuế nhập khẩu nguyên chiếc xe sẽ cao hơn so với thuế nhập khẩu linh kiện. Điều này ảnh hưởng khiến giá của xe nhập khẩu thường sẽ cao hơn so với xe lắp ráp.

Ngoài ra, đối với những chiếc xe CKD có thể được tùy chỉnh một số option của nội thất/ ngoại thất cho phù hợp với thị trường trong nước.

Trên đây là những thông tin về các dòng xe CKD, CBU, SKD qua đây, quý khách hàng có thể hiểu được ý nghĩa của loại mã này khi ghi trên các dòng xe. Từ đó, hiểu hơn về loại xe có dự định sở hữu. Các quy định mã này không chỉ áp dụng được cho xe tải mà còn áp dụng được cho các loại xe ô tô. 

Riêng đối với dòng xe tải Hino, như đã giới thiệu trên, đa số các dòng xe đều được nhập khẩu 3 cục CKD từ Nhật Bản về Việt Nam lắp ráp. Đối với dòng xe tải Hino Dutro thì được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Ngoài ra, để được tư vấn về các dòng xe Hino, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0911.432.772 để nhận báo giá trong thời gian sớm nhất.