Trục bánh xe là gì và tải trọng trục bánh xe?
Trục bánh xe là phần nối hai bánh xe đối diện nhau, thông thường liên kết hai bánh nằm ở hai phía hông xe tải. Hệ thống bao gồm hai bánh xe đối diện liên kết bằng trục xe có khả năng chịu tải trọng cho cả xe. Bởi vì cụm từ “trục xe” ít được thông dụng, người ta thường được biết đến bộ phận này với tên gọi “chân xe”.
Một chỉ số quan trọng khi để ý đến phần trục xe là tải trọng trục được định nghĩa là phần tải trọng của toàn bộ xe được phân bổ trên mỗi trục xe. Các loại trục xe khác nhau đảm bảo khả năng nâng đỡ các loại xe có tải trọng khác nhau. Vì thế hiện nay có nhiều loại xe tải hai chân, ba chân,...khá đa dạng.
Để đơn giản hơn về cách hiểu tải trọng trục xe, có thể nói ngắn gọn đây là mức chịu tải trọng giới hạn của mỗi trục trên xe. Bất cứ các tài xế nào khi điều khiển cũng cần phải chú ý đến khả năng chịu tải này của trục. Để đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ những quy định của Luật giao thông.
Hiện nay, các loại trục xe tải nói chung và trục xe tải Hino nói riêng có các loại cơ bản bao gồm: trục đơn, trục kép và cụm trục ba. Mỗi loại trục sẽ có tải trọng giới hạn khác nhau, các bác tài cùng tìm hiểu ở nội dung sau nhé!
Quy định tải trọng trục xe mới nhất hiện nay
Nếu như hiểu tải trọng trục xe là thông số được các nhà sản xuất khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn vận hành của xe thì nhiều bác tài đã và đang hiểu lầm những gì thể hiện bởi trục xe. Hiện nay, các thông số về mức độ chịu tải của trục xe được bộ GTVT quy định một cách rõ ràng và nghiêm ngặt. Cụ thể ở điều 16 thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
1. Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.
2. Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
a) Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
b) Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
c) Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
3. Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
a) Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
b) Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
Đây là những quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Các bác tài tuân thủ theo quy định để đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá đúng tải trọng giới hạn. Từ đó, đảm bảo an toàn khi khi tham gia giao thông.
Tải trọng trục xe tải được tính như thế nào?
Có hai cách phổ biến nhất để tính tải trọng trục xe tải thường được dùng là sử dụng cân tải trọng trục xe hoặc áp dụng công thức tính trọng lượng tiêu chuẩn khác nhau. Trước tiên, cách tính tải trọng nhanh và chính xác nhất là đưa xe đến các trạm cân tiêu chuẩn để tiến hành đo. Các bác tài sẽ có được số liệu chính xác nhất về cân tải trọng.
Thứ hai, các bác tài có thể sử dụng công thức tính tải trọng tiêu chuẩn để có số liệu tiêu chuẩn nhanh nhất. Công thức được sử dụng cho nhiều loại xe khác nhau và có thể linh động trong nhiều trường hợp. Trong hồ sơ chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, và trong đăng kiểm xe bạn cũng có thể tìm được số liệu về tổng trọng lượng xe được phép tham gia giao thông.
Hi vọng với những thông tin trên có thể giúp bác tài hiểu hơn về mối quan hệ của trục xe tải và tải trọng xe tải. Cũng hiểu rõ hơn về quy định mức tải trọng giới hạn nhằm lưu thông an toàn trên đường. Nếu có thắc mắc về các dòng xe Hino vui lòng liên hệ hotline Hino Đại Phát Tín để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.