tin tức xe tải

Danh mục

keyboard_arrow_down

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHANH XE TẢI

03/03/2022

 

Mặc dù hoạt động trái ngược với mục đích vận hành xe tải là di chuyển về phía trước thì phanh xe lại giúp kiềm hãm sự di chuyển của xe tải. Tuy nhiên, phanh xe cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Hiện nay có nhiều loại phanh, cùng Hino Đại Phát Tín tìm hiểu về các loại phanh và nguyên lý hoạt động của mỗi loại để có sự lựa chọn phù hợp.

Hệ thống phanh đĩa

Phanh đĩa là cụm từ quen thuộc đối với các hãng xe phổ thông vì chúng được dùng để trang bị cho nhiều hãng xe thuộc phân khúc này như: Mazda 3, Mazda 6, Toyota Camry, Toyota Fortuner, Hyundai Elantra… 

Phanh đĩa được phân thành hai loại: phanh đĩa quay và vỏ quay. Cấu tạo của phanh đĩa bao gồm các bộ phận như: đãi thắng, đệm thắng, bố thắng… Chất liệu chủ yếu để làm phanh đĩa là thép. Thông thường đĩa thắng sẽ được cố định vào bánh xe nhưng chúng cũng có thể tháo rời dễ dàng phòng trường hợp hư hỏng.

Sỡ dĩ phanh đĩa được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm như trọng lượng nhỏ, kích thước gọn nhẹ, thiết kế đơn giản, ổn định khi phanh, áp suất trên bề mặt ma sát của má phanh phân bố đồng đều, lực thắng hai bên đều nhau nên không bị xảy ra hiện tượng lệch tâm hay trượt bánh khi phanh gấp.

Thêm vào đó, khả năng thoát nước của phanh đĩa tốt và mỗi lần má phanh bị mòn thì có thể tự động điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh. Ngoài ra, phanh đĩa có thể kết hợp với các công nghệ như chống trượt bánh, chống bó cứng phanh,... giúp đảm bảo an toàn khi vận hành xe.

Nếu nói đến nhược điểm của dòng đĩa phanh, nhiều bác tài than phiền rằng chúng dễ bị hao mòn và hư hỏng nếu vận chuyển nhiều ở những đoạn đường có cát rơi vào trong. Vì thế, các bác tài phải chịu khó vệ sinh phanh đĩa định kỳ để sử dụng được lâu hơn.

> Xem thêm bài viết: Công thức bánh xe tải Hino 

Hệ thống phanh tang trống

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh guốc hoặc phanh đùm. Với những bộ phận chính bao gồm: guốc phanh, má phanh, lò xo hồi vị, trống phanh và mâm phanh; bộ phận này hoạt động với chức năng chính là hãm sự di chuyển của xe. 

Mỗi bộ phận trong hệ thống phanh tang trống đóng vai trò khác nhau. Ví dụ má phanh là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh, lò xo hồ vị sẽ ép piston trở về vị trí ban đầu khi áp suất dầu giảm, còn piston là bộ phận được nối với guốc phanh, khi có áp suất dầu piston sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng.

Nguyên lý hoạt động chính của phanh tang trống là tác động lực lên phanh làm cho các bánh xe ngừng quay. Đầu tiên hệ thống cần sử dụng áp suất thuỷ lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh, guốc phanh sẽ được ép vào trống, trống phanh này lại quay cùng với lốp khiến bánh xe dừng lại. Khi không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh và trở về vị trí ban đầu. 

> Xem thêm: Những thuật ngữ trong ngành đóng thùng xe tải 

Phanh tang trống thường được dùng trong các dòng xe tải Hino series 300 dùng trong việc di chuyển, chuyên chở hàng hóa trong thành phố.

Hệ thống phanh tay lốc-kê

Phanh hơi lốc-kê thường được dùng cho các dòng xe tải nặng, với cấu tạo gồm hai buồng chính, một buồng áp suất thấp và một buồng áp suất cao. Hoạt động dựa trên nguyên lý chính là nạp khí nhả phanh. Cụ thể như sau:

Nạp khí: trước khi hệ thống phanh hoạt động thì cần được nạp khí. Trong trường hợp, xe không hoạt động thì mặc định xe sẽ phanh. Khi áp suất trong hệ thống đạt đến mức thích hợp thì xe sẽ phanh. 

Theo đó, nếu muốn dùng phanh, tài xế sẽ tác dụng lực lên bàn đạp. Khi phanh được đạp thì áp suất trong hệ thống xe tải Hino sẽ được giảm xuống. Lượng khí trong xe giảm thì van ba ngả sẽ hồi khí về bình chứa. Khi đó, phanh sẽ có tác dụng kiềm hãm sự di chuyển của xe lại. 

Nhả phanh: Sau khi lượng khí nén được xả ra hết khi có lực tác dụng lên phanh, thì áp suất trong hệ thống phanh tăng để nhả phanh.

Ngoài ra, trong hệ thống phanh khí nén tiêu chuẩn có thêm hệ thống phanh khẩn cấp. Hệ thống này được kích hoạt bằng cách kéo nút trên bảng điều khiển. Trước khi vận hành xe tải, bác tài sẽ ấn nút phanh khẩn cấp để tiến hành nạp khí nén cho hệ thống. Hệ thống phanh lốc- kê thường được dùng trong những dòng xe tải trọng lớn. 


Trên đây là những loại phanh cơ bản thường được dùng trong xe tải được Hino Đại Phát Tín tổng hợp giúp các bác tài dễ dàng hình dung. Để hiểu rõ hơn về xe tải Hino cũng như được tư vấn dòng sản phẩm phù hợp vui lòng liên hệ hotline 0911.432.772.